Giữ liên lạc với khách hàng

Thông thường, khi hoàn thành giao dịch mua bán, khách hàng là những người tìm đến khi xảy ra các trục trặc với sản phẩm chứ không phải doanh nghiệp. Việc duy trì liên lạc với khách hàng ngay cả khi đạt được thỏa thuận sẽ giúp khách hàng thực sự tin tưởng vào phong cách làm việc chuyên nghiệp và đầy trách nhiệm ở bạn.
Đây cũng là cách giúp bạn duy trì mối quan hệ tốt đẹp và bền chặt với khách hàng của mình. Ngay trong quá trình chăm sóc khách hàng, hãy trao đổi thông tin với khách hàng như: số điện thoại, email, địa chỉ…hay bất kỳ thông tin gì có thể giúp ích cho bạn sau này.
Cung cấp sự hỗ trợ khi cần thiết
Không chỉ hỏi thăm liên lạc xã giao, điều khách hàng quan tâm khi gặp vấn đề chính là hướng giải quyết từ phía doanh nghiệp. Trong quá trình liên lạc, nếu khách hàng gặp vấn đề với sản phẩm, hãy giúp họ bình tĩnh đồng thời đưa ra hướng giải quyết nhanh nhất. Nếu vấn đề là ở phía doanh nghiệp bạn, hãy điều động bộ phận liên quan để giải quyết vấn đề một cách triệt để nhất. Nếu vấn đề xảy ra từ phía khách hàng, hãy hướng dẫn họ tới trụ sở của công ty để giải quyết hoặc trong trường hợp đơn giản có thể hướng dẫn họ tự giải quyết trục trặc với sản phẩm của mình.
Ví dụ, hợp đồng bảo hiểm nhân thọ của khách hàng bị gián đoạn do không nộp phí đúng hạn, khi khách hàng gọi điện phản hồi với doanh nghiệp, họ vô cùng lo lắng về việc hợp đồng có thể bị chấm dứt. Hãy nhanh chóng liên lạc với bộ phận tư vấn và tìm hiểu nguyên nhân sự việc để đưa ra cách giải quyết hợp lý và nhanh nhất.
Chính sách đổi trả linh hoạt
Sản phẩm bị hỏng hóc thường là phản ánh mà doanh nghiệp nhận được trong quá trình chăm sóc khách hàng sau bán hàng. Việc này có thể dẫn đến hậu quả vô cùng nghiêm trọng nếu gặp phải khách hàng khó tính hoặc dẫn tới những phản hồi tiêu cực từ khách hàng trên website khiến doanh nghiệp bị mất uy tín.
Chính vì vậy, khi phát hiện sản phẩm bị hỏng trong quá trình vận chuyển hàng hóa tới kho và chưa đem ra bán, doanh nghiệp cần nhanh chóng thu hồi và chuyển tới bộ phận sản xuất, tránh việc hàng hóa vô tình có thể tới tay khách hàng.
Nếu sản phẩm hư hỏng tới tay khách hàng và nhận được phản hồi từ khách hàng cần đổi ngay lập tức cho họ và xin lỗi về sự sơ xuất của doanh nghiệp.
Lấy ý kiến phản hồi của khách hàng về sản phẩm và dịch vụ
Đây được xem là bước quan trọng tuy nhiên lại bị nhiều doanh nghiệp bỏ qua. Ý kiến phản hồi của khách hàng là cơ sở dữ liệu quan trọng giúp doanh nghiệp theo dõi mức độ hài lòng cũng như những góp ý đến từ nguyện vọng, mong muốn của khách hàng từ đó có thể hoàn thiện chất lượng sản phẩm, dịch vụ một cách hoàn hảo.
Sau khi bán hàng, thu thập thông tin liên lạc của khách hàng, bạn có thể tiến hành gửi email trong đó đính kèm phiếu đánh giá chất lượng dịch vụ để khách hàng đánh giá dịch vụ của bạn. Đây là hoạt động mà rất nhiều doanh nghiệp hiện nay áp dụng vào quy trình chăm sóc khách hàng sau bán hàng của mình và đạt được kết quả tốt.
Ví dụ, khi sử dụng ứng dụng Bee, sau khi trải nghiệm chuyến đi, tài xế thường yêu cầu bạn đánh giá sao cho họ. Đây là một cách để tài xế cũng như doanh nghiệp biết được mức độ hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ của họ.